22.8.05

Triển vọng của năng lượng tái tạo: Giải pháp thực tiễn duy nhất đối với tương lai của nhân loại

Tương lai của nguồn năng lượng thay thế

Theo dư báo của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE), sản lượng điện dân dụng của Hoa Kỳ sẽ tăng 25% vào năm 2005. Tuy tỷ lệ tăng còn thấp, nhưng phần lớn năng lượng được bổ sung thêm từ các nguồn tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nước và địa nhiệt. Năm 2004, các nguồn năng lượng thay thế đã bổ sung 6% năng lượng của nước này.

Brad Collins, Giám đốc điều hành, Hội Năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, một tổ chức phi lợi nhuận cho biết: “Tương lai đang thuộc về năng lượng tái tạo”. Các nhà khoa học và các chuyên gia ngành công nghiệp bất đồng ý kiến với nhau về khả năng cung cấp lâu dài dầu và khí thiên nhiên, vì các nguồn này đang cạn kiệt dần.

Năng lượng tái tạo thường đắt hơn so với các nguồn cung cấp năng lượng truyền thống, song lại giúp giảm tình trạng ô nhiễm và bảo tồn các nhiên liệu hoá thạch.

Năng lượng mặt trời

Tế bào quang điện, hoặc điện mặt trời, các hệ thống thu năng lượng ánh sáng mặt trời và chuyển thành điện năng. Ngày nay, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời đã cung cấp nguồn điện cho mọi thứ từ những ngôi nhà nhỏ đến các toà nhà văn phòng rộng lớn.

Cũng theo Collins, các tiến bộ công nghệ đã tạo ra các môđun điện mặt trời hiệu quả hơn. Trong những năm 1980, giá điện trung bình từ năng lượng mặt trời thu bằng các tế bào quang điện là 95 US cent/KWh. Hiện nay, giá điện đã giảm xuống khoảng 20 US cent/KWh.

Theo báo cáo năng lượng hàng năm của DOE, mức giá này tuy đã rẻ hơn, song vẫn còn đắt hơn giá điện trung bình của nhà nước, trên 8 US cent/KWh.

Những tiến bộ khác gần đây như công nghệ tế bào quang điện “màng mỏng” 1 lớp phủ bằng công nghệ cao chuyển bất kỳ bề mặt nào được phủ bằng màng thành nguồn năng lượng điện mặt trời.

Hiện nay, tàu thuyền và các loại xe vận tải đang sử dụng loại màng này.

Các kỹ sư cũng đã phát triển vật liệu lợp được phủ bằng màng tạo điện năng. Torcellini cho biết: “Người ta lợp mái nhà, đồng thời đặt luôn các tấm pin mặt trời trên đó”. Vật liệu lợp này chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và trong những ngày nắng, thu ánh nắng để sản xuất điện năng.

Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu của NREL đang tiến hành nghiên cứu nhằm sáng chế ra các hệ thống điện mặt trời có hiệu suất và rẻ hơn. Hầu hết các đơn vị thu năng lượng mặt trời truyền thống bán trên thị trường hiện nay chuyển khoảng 11% đến 13% ánh nắng mặt trời thành điện năng.

Jeff Mazer, một kỹ sư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Washington D.C nhận định: phần lớn các hệ thống tế bào quang điện màng mỏng hiện nay, đạt tỷ lệ hiệu suất từ 7% đến 11%. Song ông cũng dự tính, trong vòng 3 năm nữa, những hệ thống tế bào quang điện màng mỏng sẽ cao hơn tỷ lệ này. Một số môđun mặt trời kiểu truyền thống mới đạt hiệu suất tới 15% và trong tương lai gần, tỷ lệ này có thể tăng lên tới 17%.

Trong 2 thập kỷ gần đây, các panen thu nhiệt mặt trời (các thiết bị được dùng để sưởi ấm trong nhà bằng nước nóng, các bể nước...) đã đạt hiệu suất cao. Theo Collins, từ những năm 1980 giá điện đã giảm từ 60cent xuống còn 8cent/KWh.

Năng lượng gió

So với các nguồn năng lượng tái tạo khác, nguồn điện từ năng lượng gió đang cạnh tranh với nguồn điện từ năng lượng truyền thống với giá rẻ hơn 4cent/KWh.

Theo Hội Năng lượng gió Hoa Kỳ, các dự án năng lượng gió trên thế giới hiện nay sản xuất được một lượng điện đủ dùng cho 9 triệu ngôi nhà đặc thù của Hoa Kỳ.

Một trong những xu thế mới nhất về năng lượng gió là xây dựng các trạm phong điện ở ngoài khơi, các cụm tuabin phát điện được xây dựng ở các vùng nước thoáng có gió mạnh.

Châu Âu hiện có 17 trạm phong điện ngoài khơi. Khu trạm phong điện Arklow Bank cách bờ biển phía đông Ireland 8 dặm (13km) là một trong các dự án thuộc loại này, gồm 7 tuabin phát điện đủ dùng cho 16.000 hộ gia đình.

Trong khi chỉ có một vài gia đình ở Hoa Kỳ sử dụng năng lượng gió phát điện riêng cho họ, thì nhiều Công ty điện lực đã có ý định cho các khách hàng lựa chọn sử dụng điện năng của một nhà máy phong điện hoặc nguồn năng lượng tái tạo khác vào năm 2015.

(Nguồn: TTQLNĐ)

Năng lượng chắc chắn là một phạm trù được nghiên cứu nhiều nhất của lĩnh vực công nghệ. Trong những năm qua, nhiều phương án chọn lựa công nghệ đã được đưa ra: từ nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu hạt nhân đến pin nhiên liệu và các công nghệ năng lượng tái tạo và năng lượng mới.

Xu thế phát triển là hướng tới các phương án sản xuất được gọi là sản xuất năng lượng phi truyền thống. Hiện nay, năng lượng tái tạo được coi là sự lựa chọn sống còn đối với nhân loại.

- Khả năng chọn lựa năng lượng hạt nhân có xu thế thất bại. Việc chôn lấp một lượng phế thải phóng xạ ngày càng nhiều trong thời gian hơn 10.000 năm là không khả thi: liệu có hệ thống an toàn nào có thể làm việc trong thời gian lâu như vậy? Và vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích dân dụng tiếp tục là cầu nối để bành trướng phát triển vũ khí nguyên tử, chắc chắn là nên phòng ngừa;

- Việc đốt cháy sinh khối mà không trồng trọt thay thế, như biện pháp phổ biến hiện nay ở nhiều khu vực thuộc thế giới thứ ba, làm sói mòn đất, sa mạc hoá và tạo ra sự di dân vào các khu vực quá đông dân;

- Biểu đồ đường cong các nguồn hoá thạch rẻ và uran sẽ giảm xuống. Mặt khác đường cong, nhu cầu sẽ tăng lên. Chỉ còn năng lượng tái tạo mới có thể tránh được sự giao cắt giữa hai đường cong và nhu cầu trong tương lai gần. Nếu không sử dụng năng lượng tái tạo đúng lúc và ở quy mô lớn sẽ dẫn đến hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các cuộc chiến tàn bạo;

- Sự lựa chọn giải pháp tổng hợp hạt nhân nguyên tử thực tế là không khả thi. Không một nhà tài trợ cho hạt nhân nguyên tử nào được hỏi hoặc phát biểu về chi phí, chi phí này cao gấp 3-10 lần so với phân hạch nguyên tử. Không ai nói về tính không phù hợp của các thiết bị phản ứng công suất 100.000 MW hoặc lớn hơn với nền kinh tế thị trường hoặc cơ cấu kinh tế. Tất cả đều bỏ qua lời tiên đoán của cựu lãnh đạo Trung tâm Tổng hợp Palasma của Viện Công nghệ Masachussett, Mỹ, M.L.Lidsk: "Nếu chương trình tổng hợp thiết lập được thiết bị phản ứng, sẽ không có ai mong muốn có thiết bị này". Tất cả đều bỏ qua là sự kiện không cần chọn lựa nguồn năng lượng khác nếu chúng ta tận dụng được tiềm năng của năng lượng mặt trời, cao gấp hơn 15.000 lần so với mức tiêu thụ năng lượng hoá thạch và hạt nhân hằng năm của thế giới hiện nay;

- Do năng lượng là nhu cầu cơ bản của cuộc sống nên sẽ là thiển cận và nguy hiểm nếu các quyết định cung cấp năng lượng trong tương lai dựa hoàn toàn vào chi phí năng lượng hiện nay. Chi phí năng lượng thông thường sẽ gia tăng. Chi phí tái tạo sẽ giảm xuống, do chi phí này hầu như chỉ là chi phí công nghệ, ngoại trừ đối với sinh khối. Mà mọi chi phí công nghệ sẽ giảm dần với sự tiến bộ của công nghệ và khi được sản xuất hàng loạt;

- Năng lượng nguyên tử/hoá thạch thông thường có nhiều tác động phụ tiêu cực đến kinh tế vĩ mô, như gia tăng nhu cầu bảo vệ chống tấn công cho mạng điện toàn cầu hoá; tăng mức tiêu thụ nước dùng cho khai thác mỏ, khai thác và cho các trạm nhiệt điện; chi phí nhập khẩu và những tổn hại đối với môi trường và sức khoẻ. Rất ít người nhận thức được rằng hệ thống sản xuất năng lượng thông thường tiêu thụ được nhiều nhất. Nhiều triệu người tử vong mỗi năm vì bệnh nhiễm các loại khí độc hại do các công trình năng lượng thải ra. Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích về kinh tế vĩ mô và đối với xã hội rộng rãi, vì chúng giúp tránh được tất cả các ảnh hưởng bất lợi nêu trên.

- Chỉ với các nguồn năng lượng tái tạo mới có thể đạt được hiệu quả năng lượng thực sự. Trong dây truyền thông thườn trên thế giới, từ các mỏ và giếng khoan đến khách hàng, đôi khi cách xa hơn 10.000 dặm thất thoát năng lượng là rất lớn. Chỉ có dây truyền năng lượng ngắn, dựa trên cơ sở sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo tạo nội sinh (tại chỗ) mới có thể giảm thất thoát năng lượng một cách cơ bản.

- Năng lượng thông thường trên toàn thế giới bị chính trị chi phối. Ngược lại, năng lượng tái tạo không bị phân biệt về chính trị. Cho đến nay, gần 50 tỷ USD kinh phí Nhà nước trên thế giới, đã được chi trong 20 năm gần đây để đẩy phát triển năng lượng tái tạo.

Tất cả các sự kiện và xu thế trên cho thấy, năng lượng tái tạo ưu việt hơn bất ký một dạng năng lượng nào khác để thay thế cho các nguồn năng lượng cũ. Đó là nguồn thay thế duy nhất, là giải pháp tổng thể, có khả năng giải quyết toàn bộ nhu cầu năng lượng. Thúc đẩy chúng phải trở thành một chiến lược cơ bản ở khắp nơi. Do các vấn đề và mối nguy hiểm ở ngay trên Trái đất, mà không phải ở trên Mặt trăng hoặc Sao Hoả, việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo làm cho mọi quốc gia đều bị tổn hại, việc loại trừ năng lượng là vấn đề an ninh tối thượng và quan trọng hơn nhiều so với các chương trình vũ khí mới.

Bỏ qua cơ hội và lợi ích có tính chiến lược đối với nhân loại chỉ vì một số chi phí cao hơn vào lúc khởi đầu là một sự vô lý, thể hiện quan điểm thiển cận về kinh tế. Một sai lầm lớn nhất về năng lượng tái tạo là coi năng lượng này là một gánh nặng đối với nền kinh tế. Nhu cầu cấp thiết nhất là vượt qua các rào cản tinh thần và tâm lý này. Cần làm cho xã hội nhận thức được các cơ hội mà năng lượng tái tạo mang lại.

Việc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo đặt ra thách thức về tinh thần văn hoá, cần xây dựng chính sách và công cụ tài chính cho sự chuyển đổi các lợi ích vĩ mô về chính trị, kinh tế và xã hội thành các ưu thế và lợi ích của từng cá nhân. Mọi người sẽ bị thuyết phục không chỉ bởi lợi ích tiền bạc, mà còn bởi cacs giá trị và lợi ích cho cuộc sống.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg của Liên hợp quốc về phát triển bền vững, Thủ tướng CHLB Đức đã mời tất cả các Chính phủ tham dự Hội nghị quốc tế về năng lượng tái tạo tháng 6 năm 2003. Cũng tại Hội nghị Thượng đỉnh, một sáng kiến đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo tích cực hơn nữa so với Nghị quyết cuối cùng của Hội nghị Johannesburg đề xuất. Sáng kiến này đã được đề cập tại Hội đồng Năng lượng Tái tạo Thế giới (WCRE) ở Béclin tháng 6 năm 2002.

Với chức năng hoạt động như là tổ chức thúc đẩy năng lượng tái tạo toàn cầu, tại Diễn đàn chính sách và chiến lược năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Kế hoạch gồm 12 bước hành động cụ thể ở quy mô quốc tế. Một trong những bước này là thiết lập Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) để thống nhất các tiêu chuẩn trùng lặp của hệ thống quốc tế.

Song song với Hội nghị Chính phủ quốc tế, Quốc Hội Đức là nước chủ nhà tổ chức Diễn đàn các Nghị sĩ Quốc Hội về năng lượng tái tạo. Vì năng lượng tái tạo là năng lượng cho dân, đội ngũ lãnh đạo trong các tổ chức chính trị cần được bầu cử các đại biểu của dân. Ngoài ra, hai ngày trước Hội nghị, WCRE sẽ tổ chức Diễn đàn thế giới lần thứ 2, với tính cách là Diễn đàn hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực tái tạo. Tại đây, sẽ đưa ra Hiến chương về Năng lượng Tái tạo toàn cầu, mở đường cho Kỷ nguyên Mặt trời.

Kỷ nguyên này sẽ tới, sớm hay muộn. Muộn là do có những vấn đề có tầm quan trọng quốc tế. Kỷ nguyên này đến càng sớm càng tốt đối với xã hội và nhân loại. Thuật ngữ ''Kỷ nguyên'' thường ám chỉ một sự chuyển đổi, một sự phát triển khởi đầu và một thời đại suy thoái sau đó mang đặc trưng cụ thể. Điều này đúng với Kỷ nguyên hóa thạch và nguyên tử. Khi Kỷ nguyên Mặt trời đến, sẽ là đồng nghĩa với một xã hội toàn cầu thực sự đúng nghĩa với thuật ngữ ''Bền vững''.

(Nguồn: TT QLNĐ)

Năng lượng tái tạo - Cơ hội duy nhất

Nếu biện hộ cho việc ủng hộ sử dụng năng lượng tái tạo chỉ vì lý do sinh thái sẽ khó thuyết phục được các nước đang phát triển. Điều này thể hiện rõ trong các cuộc hội nghị về khí hậu thế giới được tổ chức năm 1995 đến năm 2001, dẫn đến Nghị định thư Kyoto. Các nước đang phát triển cho rằng chuyển hướng sang chính sách năng lượng thân thiện môi trường là nhiệm vụ cơ bản của các quốc gia công nghiệp hoá. Các nước này tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người với mức cao hơn 10 - 15 lần so với các nước đang phát triển.

Theo các nước phát triển, bất kỳ một sáng kiến nào về cung cấp năng lượng sinh thái, trước hết, phải là từ các quốc gia công nghiệp hoá. Đối với các nước đang phát triển, vấn đề này đòi hỏi chi phí quá cao, về khía cạnh kinh tế, không thực hiện được. Các cuộc thảo luận cho thấy, gánh nặng chi phí của chính sách năng lượng mới cũng quá cao đối với cả các nước giàu. Với lý do chi phí cao hơn so với việc cung cấp năng lượng thông thường, các nước đang phát triển hầu như nhất trí với quan điểm là họ chỉ có thể thực hiện các bước huy động năng lượng tái tạo, nếu được tài trợ theo khuôn khổ viện trợ phát triển.

Quan điểm này cho rằng, năng lượng tái tạo chỉ là vấn đề chi phí trực tiếp, là vấn đề kinh tế vĩ mô của việc cung cấp năng lượng trực tiếp. Điều này không liên quan đến các khía cạnh kinh tế vĩ mô của việc cung cấp năng lượng, dù các tác động này tiêu cực hay tích cực. Tuy nhiên, cung cấp năng lượng không phải là vấn đề của một lĩnh vực. Cần đề cập đến tính xã hội của năng lượng và của kinh tế để nhận biết những mối liên kết cơ bản. Đầu thế kỷ XX, Frederick Soddy, một nhà xã hội học người Anh, đã viết trong cuốn "Vật chất và Năng lượng" là các định luật thể hiện mối liên quan giữa năng lượng và vật chất không chỉ quan trọng về khoa học thuần tuý. Chúng liên quan đến sự hiểu biết lịch sử nhân loại và quan trọng đối với việc xây dựng tương lai. Vấn đề năng lượng có tính quyết định đối với sự phát triển và thoái triển của các hệ thống chính trị, hoà bình hay sự khuất phục của các quốc gia, sự phát triển thương mại và công nghiệp, cội nguồn của sự giàu có hay nghèo khổ và sự phồn thịnh vật chất chung của loài người.

Không nên nhìn nhận các mối liên quan này một cách tách biệt khi nói về chi phí của từng công nghệ năng lượng cụ thể. Cần nghiên cứu các hệ thống năng lượng, tất cả các dòng năng lượng từ nguồn đến việc sử dụng cuối cùng, tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp đối với các nền kinh tế quốc gia và tất cả các tác động tiêu cực và tích cực đến môi trường cũng như là các hậu quả về chính trị.

Về phương diện vật lý, tất cả hệ thống năng lượng do con người tạo ra phải tuân theo dòng của các nguồn năng lượng này và cần đưa ra các quyết định tạo thuận lợi cho chúng. Những dòng năng lượng này quyết định sự lựa chọn công nghệ, cơ sở hạ tầng thiết yếu và các mô hình kinh doanh cung cấp năng lượng. Tất cả các yếu tố này quyết định chi phí thực tế và phạm vi xã hội đáp ứng các nhu cầu năng lượng.

Quá trình tiêu thụ hoặc sử dụng năng lượng có đặc điểm phi tập trung, diễn ra tại nơi con người sống và làm việc. Tuy nhiên, việc khai thác năng lượng hoá thạch và hạt nhân không tránh khỏi sự tập trung hoá. Các nguồn dầu, khí tự nhiên, than và urani lại tập trung ở một số ít khu vực trên hành tinh. Ví dụ: 60% trữ lượng dầu, hiện nay được khai thác chỉ từ 40 mỏ dầu lớn, mà 26 trong số đó lại ở các nước xung quanh Vịnh Pec Xích. Khi các mỏ dầu này cạn dần trong ít thập niên nữa, thì chúng ta càng phụ thuộc nhiều hơn vào chúng. Chi phí năng lượng này sẽ kìm hãm nền kinh tế toàn cầu, cũng như nền kinh tế từng quốc gia và thậm chí cả các hãng cung cấp năng lượng.

Đối với khí tự nhiên, vấn đề cũng giống như vậy, vì thực tế là các nguồn khí cùng ở chỗ các nguồn dầu. Chỉ có các mỏ than là phân bố rộng hơn và có khả năng khai thác dài hơn, mặc dù về cơ bản tình hình không khác nhau nhiều. Nguồn urani nguyên liệu cơ bản của nhiên liệu hạt nhân, cũng sẽ cạn trong ít thập niên nữa và các mỏ urani có thể khai thác được thậm chí lại còn tập trung hơn.

Tình hình này dẫn đến mức độ phụ thuộc mang tính sống còn rất cao của các xã hội, tạo tiềm năng xấu cho kinh tế và xã hội, với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hoà bình thế giới. Do các trữ lượng năng lượng có hạn này sẽ cạn kiệt trong thế kỷ 21, giá cả sẽ tăng một cách có hệ thống. Ngày càng có nhiều người, kể cả ở các nước giàu, sẽ không có khả năng sử dụng năng lượng và ngày càng có nhiều nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Xu thế này hiện đang diễn ra ở hầu hết các nước đang phát triển, trước hết là là ở các nước không có nhiên liệu hoá thạch. Các nước đang phát triển trả giá năng lượng trên thị trường thế giới bằng các nước công nghiệp hoá. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thu nhập tính theo đầu người của những nước này chỉ bằng 5 đến 10% mức thu nhập ở các nước tiên tiến. Do vậy, chi phí năng lượng thực tế của các nước này thực tế cao hơn 10 đến 20 lần. Không có gì minh hoạ cho sự khủng hoảng phát triển ở các nước Thế giới Thứ ba tốt hơn sự so sánh này. Tuy nhiên, cũng còn nhiều chỉ số khác nữa. Ví dụ, thuế năng lượng không phải bàn đến nữa ở nhiều nước đang phát triển. Chính xác hơn, tiêu thụ dầu đã phải hỗ trợ. Một chỉ số khác là nhiều "nước kém phát triển nhất" đã phải chi trả nhiều cho nhập khẩu năng lượng hơn là thu nhập từ xuất khẩu. Nói một cách khác, cơ chế này không đem lại triển vọng kinh tế cho các nước này. Cũng không nên quên là cuộc khủng hoảng giá dầu trên thế giới năm 1973 và 1982 là nguyên nhân chính làm cho nợ của Thế giới Thứ ba leo thang từ 200 tỷ USD lên 1,2 nghìn tỷ USD trong thời gian này. Đến nay, các nước đang phát triển vẫn chưa hồi phục khỏi thảm hoạ này. Với sự gia tăng giá năng lượng thông thường, các nước này đang phải đối mặt với nguy cơ rơi vào tình trạng mất cân đối kinh tế nghiêm trọng.

Một trong những sai lầm rõ nhất về phát triển trong thập kỷ vừa qua là việc thiết lập các hệ thống cung cấp năng lượng tập trung ở các nước đang phát triển, theo gương của các quốc gia công nghiệp hoá trong nhiều thập kỷ. Hệ thống này hoàn toàn không phù hợp với các nước đang phát triển, vì hơn 50%, ở một số nước là đến 90% dân số sống ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, chi phí cung cấp năng lượng cho các trạm điện như vậy lại ít, nên lưới điện chủ yếu tập trung ở các đô thị. Tình trạng đổ xô người vào các khu vực đô thị nghèo đem đến sự phát triển đầy kịch tính của các đô thị, dẫn đến sự quá tải dân số sống trong những điều kiện tồi tàn nhất.

Do vậy, các nước đang phát triển, với mức độ lớn hơn và sớm hơn so với các nước khác, sẽ bị mắc vào bẫy năng lượng hiện sinh. Lối thoát ra khỏi tình trạng này là đưa vào sử dụng năng lượng thường cản trở sự phát triển xã hội. Hơn nữa, cùng với ưu thế cơ bản về môi trường, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sẵn có trong nước. Ngoại trừ các dự án thuỷ điện lớn, việc sản xuất năng lượng sẽ theo kiểu phi tập trung. năng lượng tự nhiên ở địa phương có thể và cần được sản xuất tại chỗ, ngay tại nơi cần tiêu thụ, bằng cách sử dụng các công nghệ phi tập trung. Các nước đang phát triển có thể tiết kiệm được ngoại tệ khó kiếm lẽ ra phải chi cho năng lượng cơ bản. Họ có thể cắt giảm chi phí bằng phương án kết hợp, mà không cần cơ sở hạ tầng trải rộng. Sử dụng tiềm năng năng lượng sinh học trong nước, các nước này có cơ hội tăng tốc phát triển kinh tế nông thôn. Năng lượng tái tạo có ưu thế rõ ràng nhờ đáp ứng nhanh nhu cầu năng lượng tại chỗ. Các công nghệ phi tập trung hoá tạo ra hệ thống năng lượng theo kiểu mô đun, dễ dàng thiết lập một cách nhanh chóng. Mặt khác, các nhà máy điện quy mô lớn phải cần thời gian xây dựng ít nhất là 10 năm trước khi có thể sản xuất ra điện. Vì những lý do này, cần khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.

(Nguồn: QLNĐ)

Chương trình khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo

Quỹ Năng lượng sạch của bang Connecticut (Hoa Kỳ) sẽ cung cấp miễn phí các hệ thống năng lượng mặt trời cho các thành phố, thị xã cam kết mua 20% sản lượng điện của họ từ các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường vào năm 2010.

Chương trình "Các cộng đồng sử dụng năng lượng sạch của bang Connecticut" trị giá 500.000 USD sẽ khuyến khích chính quyền thành phố hối thúc người tiêu dùng sử dụng năng lượng tái tạo.

Charlie Moret, Giám đốc tiếp thị Quỹ Năng lượng sạch cho biết chương trình đưa ra 3 lựa chọn cho các thành phố, thị xã: thứ nhất là có ít nhất 100 người đăng ký chương trình; thứ hai là có thể khuyến khích các doanh nghiệp mua 1 GW điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, thứ ba là có đủ 10% dân đăng ký.

Có thể gắn các tấm pin mặt trời trên các toà nhà của thành phố hoặc trường học để sản xuất điện và giảm các chi phí điện.

Cách đây hai năm, New Haven là thành phố đầu tiên cam kết mua 20% điện năng từ các nguồn tái tạo và haven đang nỗ lực đi đầu về năng lượng tái tạo.

Các quan chức của Quỹ Năng lượng tái tạo cho rằng, khi người dân tận mắt nhìn thấy năng lượng tái tạo được sử dụng, thì chính họ cũng sẽ bắt đầu sử dụng nó. Người dân và các doanh nghiệp tham gia vào chương trình cộng đồng có thể trực tiếp đăng ký để lựa chọn năng lượng sạch do Công ty United Illuminating của New Haven và Công ty Điện & Ánh sáng thuộc Connecticut cung cấp.

Bộ Kiểm soát các dịch vụ công cộng yêu cầu các ngành dịch vụ công cộng cho phép người tiêu dùng đăng ký sử dụng năng lượng tái táo. Các ngành dịch vụ công cộng sẽ mua năng lượng tái tạo và tính giá phù hợp cho người tiêu dùng.

Hội đồng toàn thể của Connecticut đã thành lập Quỹ Năng lượng sạch Connecticut vào năm 1998, đầu tư vào các công nghệ năng lượng sạch như sinh khối, khí từ các bãi chôn lấp, pin nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng và năng lượng gió.

(Nguồn: QLNĐ)

0 Comments:

Post a Comment

<< Home